
Hội quán Phước Kiến là một di tích tôn giáo tín ngưỡng của phố cổ Hội An. Đến tham quan di tích này, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình nguy nga tráng lệ, vừa tinh xảo, vừa sâu lắng. Hội quán có kiến trúc nguy nga, tráng lệ, được trang trí những hoa văn tinh xảo góp phần làm phong phú thêm kiến trúc của phố cổ.
Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo.

Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện. Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697.
Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.

Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch)… tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990. Đến tham quan Hội quán Phúc Kiến, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình vừa độc đáo, vừa nghệ thuật.
Địa điểm tham quan tiếp theo:
Hội quán Quảng Đông
Hội quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885. Sự sử dụng hợp lý các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực, chi tiết trang trí đã đem lại cho Hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia.
Vị trí: 176 Trần Phú
Khách sạn tại hội an:
Hãy ngồi thoải mái và thư giãn ở một trong 3 phòng của khách sạn La Tonnelle, tất cả đều được thiết kế để đem lại sự dễ chịu cho du khách. Để làm cho kỳ nghỉ của du khách dễ chịu thoải mái, tất cả các phòng đều có bàn, quạt, máy lạnh, tủ đồ ăn uống nhẹ. Để làm kỳ nghỉ của du khách hoàn thiện hơn, khách sạn ở Hội An này có quán cà phê, dịch vụ giặt là/giặt khô, nhà hàng. Du khách có thể tận dụng các hoạt động thể thao hoặc thư giãn ví dụ như mát xa tại khách sạn. Khách sạn kết hợp dịch vụ chuyên nghiệp với các tiện nghi hiện đại để đem đến cho du khách một kỳ nghỉ đáng nhớ. Mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn của chúng tôi sẽ giúp cho việc đặt phòng ở La Tonnelle Hội An rất đơn giản - chỉ cần điền ngày mong muốn của bạn và nhấn chuột.

Đặc sản và địa chỉ ăn uống tại hội an:
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, mỗi miền đất đều lưu giữ những giá trị văn hóa, ẩm thực riêng. Về mảnh đất Quảng Nam, du khách được thưởng thức những đặc sản ẩm thực mang hương vị rất riêng, ai nếm thử một lần thì nhớ mãi.

Cháo lươn xanh Quảng Nam.

Bánh Bột Lọc
Đến Hội An, bạn có thể ăn cơm gà phố Hội ở một số địa điểm nổi tiếng như cơm gà Bà Buội (26 Phan Châu Trinh), cơm gà Bà Hương – Kiệt (hẻm) Sica, cơm gà Bà Minh, Cơm gà Nga…
Nhà hàng Bông Hồng Trắng trên đường Nhị Trưng.
Quán ăn Vạn Lộc trên đường Trần Phú, bình dân hơn có quán ở 26 Thái Phiên.
quán Giếng Bá Lễ (hẻm Phan Chu Trinh), Bale Well (quá Bà Lệ) – 45/51 Trần Hưng Đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét